Thứ 6, ngày 16 tháng 8, 2019, 8:36:21 Chiều

Đầu tư BĐS công nghiệp: Đau đầu chuyện ăn ở cho lao động

23/02/2021 09:58

Chỗ ở cho người lao động nhập cư là bài toán đau đầu nhất mà các doanh nghiệp sản xuất lớn ở Việt Nam luôn phải đối mặt.

Việc đặt khu công nghiệp gần nguồn lao động địa phương có thể giải quyết đồng thời hai nhu cầu của người lao động là làm việc gần nhà và mức sinh hoạt không quá cao.

Chính vì thế, nhiều doanh nghiệp tiến hành xây dựng các khu nhà ở cho người lao động ở địa phương, nhưng nếu không xem xét kỹ đặc thù vùng miền, khu vực, thì việc này đôi khi lại là một rủi ro trong bài toán đầu tư.

Chia sẻ tại Diễn đàn Bất động sản công nghiệp Việt nam 2020 chủ đề "Đón sóng đầu tư mới", ông Diệp Thành Kiệt, Phó Chủ tịch HĐQT TBS cho rằng, các doanh nghiệp đầu tư khu vực Tây Nam Bộ nên cân nhắc việc xây nhà trọ cho người lao động, vì khu vực này phần lớn người dân đều có nhà ở. 

"Mô hình xây nhà ở xung quanh khu công nghiệp cho người lao động có thể đúng ở miền Đông Nam Bộ, nhưng nếu bê nguyên mô hình này về miền Tây Nam Bộ có thể thất bại", ông Kiệt nói.


Các diễn giả tại phiên thảo luận của diễn đàn.

Cũng theo ông Kiệt, không chỉ riêng Việt Nam, Myanmar cũng gặp tình trạng tương tự đối với một số khu vực. Các doanh nghiệp ở quốc gia này đã sao chép nguyên mô hình từ Trung Quốc sang áp dụng và kết quả là các khu nhà trọ cho công nhân không ai đến ở, gây lãng phí trong việc đầu tư. 

Thậm chí, khi việc chỗ ở của người lao động đã được giải quyết ổn thoả thì vẫn có vẫn có vấn đề khác phát sinh. Theo ông Nguyễn Anh Tuấn, Trưởng phòng Hỗ trợ chiến lược, tổ hợp Sam Sung Việt Nam, đó là vấn đề giáo dục. Hơn 10 năm hoạt động cùng với các có sở có phần lớn người lao động là nữ, Công ty phải tính đến bài toán lo chỗ giữ trẻ khi công nhân không thể gửi con về cho người nhà chăm sóc.

Một hướng đi là doanh nghiệp có thể phối hợp, hỗ trợ để chính quyền địa phương xây dựng các trường mầm non trên địa bàn, bởi lẽ giáo dục không phải chuyên môn của doanh nghiệp.

Huy Vũ