Thứ 6, ngày 16 tháng 8, 2019, 8:36:21 Chiều

Thuế giá trị gia tăng 5% không làm giá phân bón tăng

04/11/2020 13:47

Theo tính toán chi tiết, cân đối của các chuyên gia tài chính thuộc Hiệp hội Phân bón Việt Nam, nếu Quốc hội ban hành Nghị quyết chuyển phân bón từ diện không chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT) sang thuế suất 5% sẽ có những tác động tích cực và toàn diện trên nhiều khía cạnh, đặc biệt, không làm giá phân bón tăng.

Nghị quyết chuyển phân bón từ diện không chịu thuế GTGT sang thuế suất 5% sẽ có những tác động tích cực và toàn diện trên nhiều khía cạnh

Bộ Tài chính vừa trình Chính phủ để trình Quốc hội thông qua Nghị quyết chuyển phân bón từ diện không chịu thuế GTGT sang mặt hàng chịu thuế 5% như trước khi Luật số 71 được ban hành và có hiệu lực từ năm 2015.

Việc Bộ Tài Chính kiến nghị Chính phủ mức thuế giá trị gia tăng phân bón là 5% vẫn còn một vài ý kiến băn khoăn lo ngại sẽ làm tăng giá phân bón tới tay người nông dân, tuy nhiên theo tính toán phân tích chi tiết của các chuyên gia tài chính thuộc Hiệp hội Phân bón Việt Nam, giá phân bón tới tay nông dân không những không bị ảnh hưởng tiêu cực gì mà còn có những tác động tích cực và toàn diện trên nhiều khía cạnh.

Theo phân tích của các chuyên gia tài chính, việc thay đổi thuế GTGT từ không chịu thuế sang mức thuế 5% chủ yếu là câu chuyện liên quan tới hạch toán chi phí và giá thành sản phẩm.

Nếu áp dụng chính sách không chịu thuế GTGT, toàn bộ thuế GTGT đầu vào của ngành sản xuất kinh doanh phân bón như: Điện, khí, than, quặng, nguyên liệu, máy móc, vận tải, trang thiết bị… đều phải được hạch toán vào giá thành và giá bán nên nông dân vẫn là đối tượng cuối cùng phải chịu chi phí này. Lượng chi phí tăng thêm này tùy theo doanh nghiệp vì còn phụ thuộc vào loại phân bón, khấu hao, tiêu hao nhiên liệu, mức độ tự động hóa, thuế VAT đầu vào là 0% hay 5% hay 10%... Với 1 số doanh nghiệp lớn có Nhà máy được khấu hao hết hiện nay, nguyên liệu chính chiếm khoảng 60 -70% giá thành sản xuất và thời gian qua, khi không chịu thuế VAT thì doanh nghiệp phải hạch toán vào chi phí làm cho giá thành sản phẩm tăng từ 5% - 8%.

Tuy nhiên, khi đầu ra có thuế 5%, các doanh nghiệp sản xuất phân bón sẽ được khấu trừ hoặc hoàn một số loại thuế của chi phí đầu vào, nên giá thành sản xuất sẽ giảm xuống, thời gian và khấu hao tài sản cũng giảm đi, khi đó giá thành phân bón giảm nên giá bán cũng sẽ có cơ hội để giảm tỷ thuận theo. Bên cạnh đó, việc áp 5% thuế là phù hợp với thông lệ quốc tế và quy định của Luật thuế GTGT. Theo đó, Luật thuế GTGT đang có 3 mức thuế suất là 0%, 5% và 10%. Mức thuế 0% áp dụng với hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu theo thông lệ quốc tế. Mức thuế suất 5% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ thiết yếu cho đời sống và hàng hóa, dịch vụ là đầu vào sử dụng cho sản xuất nông nghiệp. Mức thuế suất 10% áp dụng đối với các hàng hóa, dịch vụ thông thường khác. Đa số tại các quốc gia trên thế giới, phân bón đều thuộc diện chịu thuế VAT, cá biệt có khu vực thuế suất GTGT cho phân bón lên đến 20%.

Theo phân tích, tính toán của các chuyên gia tài chính, có 3 trường hợp, kịch bản cụ thể cho câu chuyện thuế GTGT phân bón này.

Trường hợp 1: Giá bán sản phẩm không tăng, trước áp thuế, toàn bộ thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ sẽ là chi phí của doanh nghiệp. Sau khi áp thuế, theo lý thuyết toàn bộ thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ sẽ không hạch toán vào chi phí nữa nên doanh nghiệp sẽ giảm chi phí phần này. Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng phải giảm doanh thu do giá bán sản phẩm không đổi tương ứng thuế GTGT đầu ra 5%. Qua đó, lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp có thể tăng nhưng không đáng kể. Doanh nghiệp sẽ được khấu trừ toàn bộ thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư mới đối với sản phẩm là phân bón mà không phải ghi tăng giá trị tài sản như hiện nay. Đây là điểm rất tốt để khuyến khích đầu tư, đặc biệt phân bón công nghệ mới, cần suất đầu tư cao.

Theo trường hợp 1, ước tính toàn bộ các doanh nghiệp phân bón sẽ bị giảm tổng doanh thu hơn 3.000 tỷ đồng nhưng do được giảm chi phí (thuế GTGT đầu vào) nên lợi nhuận trước thuế không thay đổi nhiều. 

Trường hợp 2: Giá bán sản phẩm giảm do doanh nghiệp được giảm chi phí, giảm suất đầu tư nên giá thành giảm, có thể giảm giá bán. Đây là trường hợp mà người dân được lợi nhất vì giá bán giảm nhưng phần giá bán giảm sẽ không được nhiều do mức giảm giá của doanh nghiệp chỉ tương ứng với mức nhất định nếu không sẽ làm lợi nhuận giảm sâu.

Trường hợp 3: Giá bán sản phẩm tăng tương ứng với phần tăng của thuế GTGT. Tuy nhiên, giá bán là do thị trường quyết định, hiện trên thị trường phân bón rất cạnh tranh, Việt Nam cũng gia nhập đầy đủ các hiệp ước quốc tế trong đó có phân bón, thuế suất nhập khẩu phân bón hầu hết bằng 0%, giá phân bón nhập khẩu rẻ... do vậy, việc tăng thêm giá phân bón là khó xảy ra, hoặc nếu có, sẽ rất ngắn hạn.

Theo các chuyên gia,tác dụng lớn nhất của việc sửa thuế này là trả lại sự công bằng cho phân bón trong nước với phân bón nhập khẩu, tăng sức cạnh tranh của phân bón “made in Vietnam”, khuyến khích người Việt Nam dùng hàng Việt Nam. Hiện nay (khi chưa sửa Luật) thì phân bón nhập khẩu có lợi hơn do nguyên liệu rẻ, thuế nhập khẩu gần như không có nên giá bán luôn thấp hơn phân bón trong nước làm sản xuất nội địa đình đốn, không phát triển. Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, lượng phân bón nhập khẩu các loại năm 2014 (thời điểm trước khi Luật 71/2014/QH13 được áp dụng) chỉ là 3,7 triệu tấn, đến năm 2017 con số này đã là hơn 5,6 triệu tấn, tăng gần 2 triệu tấn, riêng đạm urê tăng gần 2,5 lần. Đồng thời, không khuyến khích DN đầu tư đổi mới công nghệ, trang thiết bị vì toàn bộ thuế GTGT cho khoản đầu tư cũng không được hoàn/khấu trừ.  

Có thể thấy, với chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình: “Sửa Luật 71 đảm bảo theo nguyên tắc “không làm tăng chi phí đầu vào cho nông dân”, có nghĩa giá bán phân bón sau khi sửa luật phải không được tăng so với trước khi sửa luật và theo quy luật thị trường thì kịch bản 2 và kịch bản 1 sẽ có khả năng xảy ra nhiều nhất. Đặc biệt, bà con nông dân cả nước sẽ được hưởng lợi nhờ trong dài hạn, giá cả phân bón thấp hơn, giảm giá trị vật tư đầu vào, cải thiện hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp, nâng cao thu nhập đáng kể của ngành nông nghiệp cả nước.

Các bảng tính toán:

Trước khi sửa Luật 71: doanh thu toàn ngành phân bón là 64.850.000.000.000 đ

STT

Mặt hàng

Số lượng
(tấn)

Giá bán không thuế GTGT (đ/t)

Giá bán đến nông dân  (đ/t)

Tổng doanh thu

1

Urea

2,000,000

6,200,000

6,200,000

12,400,000,000,000

2

DAP

900,000

9,500,000

9,500,000

8,550,000,000,000

3

NPK

4,000,000

7,000,000

7,000,000

28,000,000,000,000

4

Kali

1,000,000

6,400,000

6,400,000

6,400,000,000,000

5

SA

1,000,000

3,000,000

3,000,000

3,000,000,000,000

6

Lân

1,500,000

3,000,000

3,000,000

4,500,000,000,000

7

Khác

500,000

4,000,000

4,000,000

2,000,000,000,000

 

Tổng cộng

10,900,000

   

64,850,000,000,000

Sau khi sửa Luật 71, doanh thu là 61.761.904.761.905 đ

Mặt hàng

Số lượng
(tấn)

Giá bán không thuế GTGT (đ/t)

Thuế GTGT (%)

Giá bán đến  nông dân (đ/t)

Tổng doanh thu

Urea

2,000,000

5,904,762

5%

6,200,000

11,809,523,809,524

DAP

900,000

9,047,619

5%

9,500,000

8,142,857,142,857

NPK

4,000,000

6,666,667

5%

7,000,000

26,666,666,666,667

Kali

1,000,000

6,095,238

5%

6,400,000

6,095,238,095,238

SA

1,000,000

2,857,143

5%

3,000,000

2,857,142,857,143

Lân

1,500,000

2,857,143

5%

3,000,000

4,285,714,285,714

Khác

500,000

3,809,524

5%

4,000,000

1,904,761,904,762

Tổng cộng

10,900,000

     

61,761,904,761,905

Kim ngạch nhập khẩu phân bón 

Năm

Tổng

SL (MT)

Trị giá(USD)

2010

3,443,489

1,190,000,052

2011

4,330,486

1,709,391,929

2012

3,181,726

1,355,788,842

2013

4,752,200

1,687,716,146

2014

3,710,262

1,183,859,393

2015

4,534,205

1,244,111,229

2016

4,227,990

1,108,114,673

2017

5,622,153

1,212,620,686

2018

4,277,485

1,213,201,221

2019

3,818,162

1,022,097,142

9/2020

2,781,733

651,502,760

Kim ngạch xuất khẩu phân bón

 Năm

Tổng

SL (MT)

Trị giá (USD)

2010

437,026

151,079,952

2011

1,033,153

457,540,866

2012

1,115,793

483,078,019

2013

1,084,485

407,532,868

2014

1,082,934

359,097,642

2015

810,107

278,830,095

2016

745,041

209,759,375

2017

946,546

265,856,859

2018

877,459

278,144,554

2019

826,481

264,992,829

 Thuế VAT cho phân bón của 1 số nước trên thế giới:

STT

Quốc gia

Thuế suất thuế VAT

1

Trung Quốc

9%

2

Thái Lan

0%

3

Philippines

0%

4

Korea

0%

5

Indonesia

10%

6

Lào

0%

7

Myanmar

0%

8

Malaysia

0%

9

Romania

9%

10

Uganda

0%

11

Venezuela

0%

12

Croatia

13%

13

Cyprus

5%

14

Ai Cập

14%

15

Nhật Bản

8%

16

Ấn Độ

2-6%

17

EU

10-20%

18

Canada

0%

19

Pakistan

2%

Quang Minh
Bạn đang đọc bài viết "Thuế giá trị gia tăng 5% không làm giá phân bón tăng" tại chuyên mục Thị trường.