Ung thư CTC diễn biến thầm lặng từ 10 - 20 năm
Theo các chuyên gia, nguyên nhân chính gây ung thư CTC là do virus HPV (Human Papilloma Virus), loại virus lây truyền qua đường tình dục gồm âm đạo, hậu môn hoặc thậm chí quan hệ tình dục bằng miệng và tay. Khoảng 40% phụ nữ nhiễm HPV ít nhất 1 lần trong đời, tỷ lệ nhiễm cao nhất xảy ra trong độ tuổi sinh hoạt tình dục.
Ung thư CTC diễn biến thầm lặng từ 10 - 20 năm |
Đa số các trường hợp nhiễm HPV cơ thể sẽ tự đào thải và khỏi bệnh. Nếu người phụ nữ nhiễm HPV type nguy cơ cao và phối hợp với các yếu tố nguy cơ khác, tổn thương ban đầu có thể tồn tại và tiến triển trong khoảng 10 - 20 năm để hình thành tiền ung thư, ung thư CTC xâm lấn. Phụ nữ trên 35 tuổi, đặc biệt là nhóm phụ nữ 45 - 50 tuổi có nguy cơ mắc ung thư CTC cao nhất.
Để hạn chế hậu quả ảnh hưởng và gánh nặng cho hệ thống y tế, Bộ Y tế đã phê duyệt tài liệu “Đề án thí điểm sàng lọc phát hiện sớm ung thư CTC và xử trí tại một số tỉnh giai đoạn 2019 - 2025”. Theo đề án này, sàng lọc bằng tế bào CTC được chỉ định cho các phụ nữ trong độ tuổi 21 - 65, đã quan hệ tình dục và ưu tiên phụ nữ trong độ tuổi 30 -54.
Tầm soát ung thư CTC - giải pháp “vàng” cho chị em
Ung thư CTC là một trong những bệnh ung thư phổ biến ở phụ nữ hiện nay. Theo thống kê trung bình mỗi ngày tại Việt Nam có khoảng 14 ca mắc mới, trong đó khoảng 7 ca tử vong.
Các chuyên gia cho biết, bệnh thường diễn biến thầm lặng, khi xuất hiện các dấu hiệu như: dịch âm đạo ra bất thường, đau vùng chậu, tiểu tiện bất thường hoặc sưng chân... tức cảnh báo bệnh đã chuyển sang giai đoạn nguy hiểm. Nếu không phát hiện kịp thời sẽ để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng như: ảnh hưởng khả năng làm mẹ ở phụ nữ chưa có con do phải khoét chóp CTC, cắt CTC hoặc cắt toàn bộ tử cung, ảnh hưởng đến chất lượng sống và đời sống tình dục của chị em khi không may mắc phải căn bệnh này.
Tầm soát ung thư định kỳ là cách hữu hiệu để phát hiện bệnh sớm |
Tuy là bệnh lý nguy hiểm, nhưng cơ hội chữa khỏi bệnh cao nếu được phát hiện kịp thời. Cụ thể, ở giai đoạn tiền ung thư thì tỷ lệ sống sót 5 năm lên tới 90%. Nếu ung thư đã di căn xa, tỷ lệ sống sót 5 năm còn 10-20%.
Theo BS. Nguyễn Thị Hiền - Chuyên khoa Sản, BVĐK MEDLATEC, tầm soát ung thư định kỳ là giải pháp “vàng” phòng ngừa và phát hiện bệnh sớm, vì vậy, tất cả chị em nên chủ động xét nghiệm sàng lọc sớm ung thư CTC; đặc biệt chú ý nếu có yếu tố nguy cơ cao như: nhiễm HPV, nhiễm virus gây suy giảm miễn dịch người có nhiều bạn tình, quan hệ tình dục sớm, đã từng mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục, nhiễm trùng, sử dụng thuốc tránh thai uống kết hợp lâu dài,...
Cũng theo BS Hiền, nếu không thấy xuất hiện biểu hiện bất thường nào, chị em cần tầm soát định kỳ theo các mốc như sau: Từ 21-24 tuổi, nên làm xét nghiệm Pap smear hay Thin Prep 3 năm/1 lần; Từ 25 - 65 tuổi, nên thực hiện đồng thời xét nghiệm Pap và xét nghiệm HPV 3 năm/1 lần (theo khuyến cáo ASC 2020 - Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ); Trên 65 tuổi, nếu không có bất thường ở tế bào CTC, thực hiện xét nghiệm Pap và HPV đều cho ra kết quả âm tính trong vòng 10 năm qua thì có thể ngừng tầm soát ung thư.
Bên cạnh hội tụ đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm thăm khám và tư vấn, BVĐK MEDLATEC còn trang bị đồng bộ hệ thống máy móc hiện đại. Đặc biệt, bệnh viện còn đầu tư hệ thống máy xét nghiệm HPV Cobas test, phát hiện nhiễm HPV với độ chính xác lên tới 99%. Theo bác sĩ, nếu kết quả âm tính thì cần làm xét nghiệm này 3 năm một lần để tầm soát ung thư CTC.
BVĐK MEDLATEC là cơ sở y tế ngoài công lập đầu tiên ở miền Bắc đầu tư hệ thống máy xét nghiệm HPV Cobas test |
Đại diện bệnh viện cho biết, MEDLATEC đã xây dựng “Gói tầm soát ung thư CTC” với các danh mục gồm: khám phụ khoa; nội soi CTC; xét nghiệm HPV (tế bào CTC - âm đạo Cellprep, tế bào CTC - âm đạo Thinprep, HPV High & Low risk - QIAGEN). Gói khám có ưu đãi lên tới 15%, tức chỉ từ khoảng 1,7 triệu đồng, chương trình áp dụng đến hết ngày 31/12/2020.
Ngoài ra, để giúp khách hàng có thêm nhiều cơ hội lựa chọn phù hợp, bệnh viện giảm 20% chi phí xét nghiệm HPV High & Low risk với “Gói khám tầm soát ung thư CTC cơ bản” khi đặt lịch khám chuyên gia Sản khoa (áp dụng đến hết năm 2020).