Trận đầu tiên độ lớn 4,7 gây rung chấn mạnh nhất ở Kon Tum từ trước tới nay liên quan động đất. Người dân các tỉnh lân cận như Quảng Nam, Gia Lai, Quảng Ngãi và Đà Nẵng cảm nhận được sự rung lắc. 11 trận sau đó độ lớn 2,5-2,9. Trận gần nhất xảy ra lúc 1h21 hôm nay độ lớn 2,5.
Các trận động đất khiến mái ngói của một hộ dân ở xã Đăk Ring, huyện Kon Plông đổ sập; chưa ghi nhận thiệt hại về người.
Vị trí xảy ra động đất ở Kon Tum chiều 23/8. Ảnh: Viện vật lý địa cầu
Hôm qua, Thủ tướng đã gửi công điện yêu cầu tỉnh Kon Tum và Quảng Nam theo dõi sát tình hình, kiểm tra, đánh giá cụ thể thiệt hại do động đất... Bộ Khoa học và Công nghệ được yêu cầu chủ trì, phối hợp Viện hàn lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam nghiên cứu, đánh giá, làm rõ nguyên nhân, mức độ nguy hiểm tại khu vực động đất và đề xuất giải pháp ứng phó.
Năm 2021 và 4 tháng đầu năm 2022, tại huyện Kon Plông (tỉnh Kon Tum) liên tiếp xảy ra các trận động đất, trong đó có trận động đất có độ lớn 4,5.
Nhận định bước đầu của cơ quan chức năng, động đất khu vực huyện Kon Plông, Kon Tum là động đất kích thích gây ra do hồ chứa nước, thường xảy ra ở nơi nhiều hồ, đập. Khi các nhà máy thủy điện hoạt động làm tăng ứng xuất gây sức ép xuống lòng đất, dẫn tới xảy ra dịch trượt khiến động đất phát sinh.
Thuỷ điện thượng Kon Tum bị cho có liên quan động đất ở huyện Kon Plông. Ảnh: Trần Hoá
Hồi tháng 4, ông Nguyễn Xuân Anh, Viện trưởng Viện Vật lý địa cầu, nhận định động đất ở Kon Tum thời gian qua liên quan việc tích nước của các hồ chứa thủy điện. Đơn cử, rung chấn ở huyện Kon Plông xảy ra sau khi thủy điện Thượng Kon Tum tích nước