Quán bar 1900 nằm trên “đất vàng”
Theo tìm hiểu của PV CLB 1900 Le Théâtre được xây dựng trên nền móng của rạp hát Quảng Lạc, một rạp hát từ lâu đã chỉ còn là một cái tên cũ kỹ chẳng mấy ai nhớ đến. Ẩn mình im lìm giữa phố Tạ Hiện sầm uất, rạp hát Quảng Lạc hoang tàn và đã chịu thua sự quên lãng của thời gian, chẳng còn nhiều dấu vết về quá khứ huy hoàng của một rạp hát đình đám nhất Kinh Kỳ vào những năm cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Cái tên Quảng Lạc cũng chỉ còn là một cái tên đẹp, về một nơi “lan truyền niềm vui" của người Hà Nội một thời quá vãng.
Ngày nay rạp hát Quảng Lạc đã chuyển tên thành Nhà hát kịch Hà Nội vẫn ở chỗ cũ, phố Géraud thời Pháp đã đổi tên thành phố Tạ Hiên. Công trình này hiện nay về cơ bản vẫn giữ được hình dáng cũ nhưng đã bị biến dạng nhiều.
Năm 2015, Phó Chủ tịch UBND TP Vũ Hồng Khanh ký ban hành Quyết định số 6784/QĐ-UBND về việc giao Nhà hát Kịch Hà Nội quản lý, sử dụng 410,7m2 đất tại số 8B Tạ Hiện, phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm để sử dụng cùng với công trình đã xây dựng làm nhà hát kịch Hà Nội.
Vị trí, ranh giới khu đất được xác định bởi các điểm từ 1 đến 26 tại Bản đồ hiện trạng tỷ lệ 1/500 do Công ty TNHH một thành viên Địa chính Hà Nội lập tháng 10/2014, được UBND phường Hàng Buồm xác nhận ngày 06/11/2015, Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra, thẩm định ngày 17/11/2014.
Nhà hát Kịch Hà Nội được sử dụng đất lâu dài, với hình thức Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất.
Các sở, ngành: Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, Xây dựng, Quy hoạch kiến trúc, Kế hoạch và Đầu tư, Cục Thuế Hà Nội theo chức năng, nhiệm vụ được giao về chuyên ngành hướng dẫn Nhà hát Kịch Hà Nội thực hiện các nghĩa vụ của người sử dụng đất, xây dựng công trình trên đất theo quy định của pháp luật.
Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội và UBND quận Hoàn Kiếm, UBND phường Hàng Buồm có trách nhiệm cập nhật chỉnh lý biến động đất đai vào hồ sơ địa chính theo quy định.
Ngay sau khi Nhà hát Kịch Hà Nội quản lý, sử dụng 410,7m2 đất tại số 8B Tạ Hiện, phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm được giao đất việc xây dựng không được triển khai, bất ngờ cái tên CLB 1900 Le Théâtre xuất hiện tại ví trí khu đất trên.
Hoạt động kinh doanh có dấu hiệu vi phạm pháp luật
Ngoài ra, PV đã có nhiều buổi ghi nhận thực tế hoạt động kinh doanh của CLB 1900 Le Théâtre. Từ khi quán bar 1900 xuất hiện, tại đây liên tục thực hiện những sự kiện âm nhạc, với sự xuất hiện của những DJ hàng đầu thế giới, hay những buổi diễn đặc biệt ra mắt sản phẩm mới của các nghệ sĩ indie…Thế nhưng, 1900 Le Théâtre cũng là nơi hội tụ đầy đủ các loại chất kích thích từ shisha đến cả bóng cười.
Được mệnh danh là trốn “ăn chơi” cho giới trẻ Hà Thành, không ít người đến để có một không gian thưởng thức “bóng cười” mà không lo việc bị các cơ quan chức năng sờ gáy.
Cơ sở này hoạt động từ 21h00 tối ngày hôm trước đến khoảng 3h00 sáng ngày hôm sau. Tại đây, bóng cười được bán sau 00h, khi các cơ quan chức năng, lực lượng an ninh đi kiểm tra,tuần tra. Cửa chính được kéo xuống, chỉ để chừa một lối nhỏ đủ để khách ra vào.
Ghi nhận thực tế tại CLB 1900 Le Théâtre sau 00h, bóng cười được bơm vô kể, mỗi lượt nhân viên mang đến cho khách hàng từng chùm khoảng 5-10 quả bóng. Càng về khuya 1900 bar càng trở nên náo nhiệt, những người sử dụng bóng cười càng đông, nhạc càng “căng”, người chơi bóng hay bất cứ loại kích thích nào sẽ càng tăng thêm độ hưng phấn.
Một khách hàng quen thuộc của 1900 Le Théâtre chia sẻ: “Ở 1900 chỉ cần gọi một chai bia, đứng ở quanh bàn DJ lắc lư theo nhạc, hút một quả bóng cười là đủ phê”.
Hơn hết ở 1900 bar, không hề có việc kiểm soát lứa tuổi khách hàng vào quán bar uống bia, uống rượu mạnh, sử dụng shisha, hút thuốc lá, hút cỏ Mỹ, bóng cười vô tư. Bất kể là ai, bất luận lứa tuổi chỉ cần tới đây mua một tấm vé vào cửa nhận một đồ uống, gọi bóng cười thoải mái.
Việc một quán ban gang nghiên hoạt động kinh doanh các loại chất kích thích như vậy mà cơ quan chức năng không hay biết khiến dư luận đặt ra nhiều câu hỏi: Có hay không CLB 1900 Le Théâtre được “chống lưng”.
Được biết, các hành vi, vi phạm pháp luật về sản xuất, kinh doanh N2O được xử lý theo các quy định tại Nghị định 115/2016/NĐ-CP ngày 08/7/2016 của Chính phủ, Nghị định số 163/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ.
Cụ thể, tại Điều 10 Nghị định số 163/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định hành vi vi phạm quy định về Giấy phép hạn chế sản xuất, kinh doanh, hóa chất thuộc Danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh quy định:
“Phạt tiền từ 12.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh mà không có Giấy phép hạn chế sản xuất, kinh doanh hóa chất theo quy định;
b) Sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh khi Giấy phép hạn chế sản xuất, kinh doanh hóa chất được cấp đã hết hiệu lực.
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi tiếp tục hoạt động sản xuất, kinh doanh khi đã bị cơ quan quản lý có thẩm quyền đình chỉ hoạt động sản xuất, kinh doanh, tước quyền sử dụng hoặc thu hồi Giấy phép hạn chế sản xuất, kinh doanh hóa chất”.
Đáng nói là việc hoạt động kinh doanh, đưa rạp hát Quảng Lạc một địa danh mang tính lịch sử vào sử dụng trái mục đích như vậy tại sao không có đơn vị nào báo cáo xử lý? Nguồn thu từ hoạt động kinh doanh quán bar, một loại hình kinh doanh có điều kiện ai đã cấp giấy phép cho CLB 1900 Le Théâtre? Bên cạnh đó, vấn đề về nghĩa vụ thuế của CLB 1900 Le Théâtre sẽ được thực hiện ra sao cũng là một dấu hỏi lớn?.
Hiện nay việc xử lý vi phạm trật tự xây dựng tại các địa phương được thực hiện theo quy định pháp luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam, cụ thể như Luật xây dựng, Luật Nhà ở, Luật Đất đai và các điều khoản luật khác có liên quan.
Theo khoản 1 Điều 64 Luật đất đai số 45/2013/QH13 quy định các trường hợp thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai bao gồm: Đất được Nhà nước giao; cho thuê để thực hiện dự án đầu tư mà không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục; hoặc tiến độ sử dụng đất chậm 24 tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư; kể từ khi nhận bàn giao đất trên thực địa phải đưa đất vào sử dụng.
Trường hợp không đưa đất vào sử dụng, chủ đầu tư được gia hạn sử dụng 24 tháng và phải nộp cho Nhà nước khoản tiền tương ứng với mức tiền sử dụng đất… hết thời hạn được gia hạn mà chủ đầu tư vẫn chưa đưa đất vào sử dụng thì Nhà nước thu hồi đất mà không bồi thường về đất và tài sản gắn liền với đất; trừ trường hợp do bất khả kháng…
Đối với việc chủ đầu tư, cá nhân sử dụng đất sai mục đích cũng sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.
Theo khoản 4 Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP.
4. Xử phạt đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình sai nội dung giấy phép xây dựng được cấp (trừ trường hợp quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản 7 Điều này) đối với trường hợp cấp phép xây dựng mới như sau:
a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị;
b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa hoặc xây dựng công trình khác không thuộc trường hợp quy định tại điểm a, điểm c khoản này;
c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng hoặc lập dự án đầu tư xây dựng.
Theo quy định tại khoản 6 Điều 36 Nghị định 167/2013/NĐ-CP: “Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi đưa nhà, công trình vào hoạt động, sử dụng khi chưa tổ chức nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy”.
Trước sự việc Nhà Hát Kịch Hà Nội cho CLB 1900 Le Théâtre hoạt động kinh doanh, xây dựng trên chính khu đất được nhà nước giao cho đang có sự biến tướng mục đích sử dụng, cần làm rõ trách nhiệm của các đơn vị quản lý đất đai. Xác định rõ có hay không việc buông lỏng quản lý của chính quyền cụ thể là UBND phường Hàng Buồm, UBND quận Hoàn Kiếm khi để cho CLB 1900 Le Théâtre đưa các loại hình biểu diễn, chất kích thích vào kinh doanh, gây ảnh hưởng đến văn hoá, thuần phong mỹ tục.