Sushi là lựa chọn tốt cho sức khỏe, đặc biệt khi ăn kèm với các loại rau và những loại hải sản giàu omega-3 như cá hồi và cá ngừ.
Sushi được coi là một trong những loại thực phẩm tốt cho sức khỏe. Ảnh: Sean Gallup/Getty Images.
Tuy nhiên, lợi ích của sushi có thể giảm nhanh chóng, phụ thuộc vào cách chế biến. Các nguyên liệu gây hại cho món sushi bao gồm bột tempura và đồ ăn kèm như mayo, kem phô mai. Chúng làm tăng đáng kể lượng chất béo và calo không lành mạnh.
Chẳng hạn, một cuộn tempura tôm ăn kèm với sốt mayo cay có thể chứa hơn 500 calo và 20 gram chất béo. Loại nước tương giàu sodium cũng gây lo ngại, bởi chỉ một muỗng canh nhỏ đã chứa khoảng 900 miligram sodium, tức 40% giới hạn sodium được khuyến cáo hàng ngày. Nếu bạn đang phải kiểm soát lượng sodium, hãy gọi loại nước tương có hàm lượng sodium thấp hoặc loại bỏ hoàn toàn.
Bạn nên dùng sushi gạo lứt thay vì gạo trắng. Ảnh: Eatcleaner.
Một điều khác cần lưu ý là trong thành phần của sushi gạo trắng thường có đường, muối và giấm - một nguồn carbonhydrate tinh chế. Vì vậy, bạn nên gọi sushi gạo lứt. Loại sushi này vẫn chứa đường để tăng vị ngọt, nhưng nó được làm từ ngũ cốc nguyên hạt và giàu chất xơ.
Thêm vào đó, người đang mang thai hoặc có hệ miễn dịch suy giảm không nên đánh liều ăn hải sản sống, phòng nguy cơ bị mắc bệnh. Lưu ý cuối cùng khi ăn sushi là hãy dùng loại hải sản thuần túy và đơn giản.
Cách làm món kết hợp sushi và pizza Người Nhật luôn rất sáng tạo trong các món ăn. Họ kết hợp tài tình giữa vị cá ngừ và cá hồi tươi của sushi lên vị bánh pizza truyền thống, tạo nên một món ăn rất thú vị.