Thứ 6, ngày 16 tháng 8, 2019, 8:36:21 Chiều

Cuối năm vay ngân hàng "găm" đất chờ giá tăng, nên không?

26/01/2021 11:23

Theo nhận định của nhiều chuyên gia và giới đầu tư chuyên nghiệp, giá bất động sản thời gian tới vẫn tiếp tục tăng, nhưng việc lựa chọn hình thức vay ngân hàng để "găm" đất cần xem xét kỹ.

Giá bất động sản tiếp tục tăng

Bất chấp dịch bệnh tác động đến nền kinh tế, khiến nhiều ngành nghề điêu đứng, thị trường bất động sản vẫn có những tín hiệu tích cực. Trong đó, giá nhà đất vẫn tăng tốc không theo một quy luật nào trong năm 2020.

Cuối năm vay ngân hàng "găm" đất chờ giá tăng, nên không? - Ảnh 1.
 

Dự báo, thị trường bất động sản 2021 có nhiều khởi sắc.

Dự báo về thị trường bất động sản trong thời gian tới, nhiều chuyên gia nhận định, giá bất động sản tiếp tục tăng.

"Mặt bằng giá bất động sản tại Việt Nam đang khá thấp so với các nước trong khu vực, tốc độ đô thị hóa của Việt Nam mới chỉ đạt đâu đó 35%. Con số này thể hiện tiềm năng của Việt Nam vô cùng lớn, đấy cũng là nguyên nhân thu hút các nhà đầu tư Việt Nam và nước ngoài", ông Nguyễn Quốc Anh - Phó tổng giám đốc Batdongsan.com.vn nhìn nhận. 

Cũng theo ông Quốc Anh, các đơn vị phân phối bán cho người nước ngoài rất nhiều. Người mua bất động sản tại Mỹ và các nước quốc tế khi lãi suất thấp quá họ đổ tiền vào bất động sản. Việt Nam là điểm đến họ đặc biệt quan tâm. Xu hướng thị trường bất động sản giá tiếp tục tăng nữa.

Tương tự, ông Nguyễn Thọ Tuyển, Chủ tịch BHS Group cho rằng: "Giá bất động sản năm 2021 tôi cho rằng giá sẽ tiếp tục tăng. Nhà đầu tư nên đổ tiền mua vào.. Nhà đầu tư F0 đổ vào thị trường còn vượt con số 30% như các nghiên cứu được công bố".

Lãi suất vay mua nhà thấp nhất 15 năm

Bên cạnh dự báo về giá bất động sản tăng, nhiều chuyên gia cho rằng, thời điểm cuối năm, các ngân hàng thường đẩy mạnh dịch vụ giải ngân cho vay vốn.

"Hiện tại, lãi suất vay mua nhà thấp nhất trong vòng 15 năm qua. Rõ ràng so với thời kỳ khủng hoảng lãi suất cao gấp đôi. Đây là thời điểm cực kỳ tốt cho các hộ gia đình xuống tiền mua nhà mua cửa kể cả vay tiền thuê hay mua", TS. Cấn Văn Lực, Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia.

Cuối năm vay ngân hàng "găm" đất chờ giá tăng, nên không? - Ảnh 3.

Lãi suất cho vay mua nhà đang thấp nhất 15 năm qua.

Ngoài ra, theo chuyên gia, thời điểm cuối năm luôn là thời điểm thuận lợi để mua bất bất động sản. Bởi, chủ đầu tư thường sẽ đưa ra nhiều chính sách chiết khấu, khuyến mãi.

Đặc biệt, nhu cầu thanh lý nhà đất vào cuối năm để đáo hạn, trả nợ hay đổi nhà mới cũng được xem là cơ hội giúp người mua "săn" được nhà với mức giá hấp dẫn và dễ dàng thỏa thuận với bên bán để giảm giá thành.

Cẩn trọng "sức khỏe" tài chính khi mua bất động sản

Mặc dù thị trường cuối năm 2020 có nhiều yếu tố thuận lợi cho người mua nhà, nhưng nhưng chuyên gia vẫn khuyến cáo người mua nhà cần tìm hiểu kỹ thông tin thị trường.

Trong đó, việc lựa chọn chủ đầu tư uy tín và không "hoa mắt" trước các khuyến mãi, ưu đãi hấp dẫn. Dù đó là lợi thế cho việc mua nhà cuối năm nhưng người mua cần hết sức tỉnh táo, ưu tiên giá trị cốt lõi của ngôi nhà và cơ sở pháp lý của dự án. 

Cuối năm vay ngân hàng "găm" đất chờ giá tăng, nên không? - Ảnh 4.

Ngoài các yếu tố pháp lý dự án, nhà đầu cư cần cân nhắc kỹ về nguồn tài chính trước khi găm đất.

Tiếp nữa, cẩn thận "bẫy" lãi suất. Một số chủ đầu tư sẽ tung ra mức lãi suất 0% trong những năm đầu để thu hút người mua. Tuy nhiên cần hỏi rõ biên độ lãi suất những năm sau sẽ thay đổi như thế nào, cố định hay thả nổi theo thị trường lãi suất?

Nhà đầu tư cần tham khảo giá thị trường, tránh mua phải giá "ảo". Nên cân nhắc mức giá bán tại các khu vực lân cận, tìm hiểu lịch sử giá cả khu vực, thông tin quy hoạch và tìm kiếm lời khuyên từ các chuyên gia trước khi quyết định "xuống tiền".

Đáng chú ý, chuyên gia khuyến cáo, nhà đầu tư cẩn trọng yếu tố "sức khỏe" tài chính. Bởi, đòn bẩy ngân hàng là công cụ tài chính rất hiệu quả để mua nhà đất. Tuy nhiên, trong giai đoạn kinh tế khó khăn và khả năng sẽ còn kéo dài, các nhà đầu tư cần chuẩn bị sẵn cho mình những phương án dự phòng để đảm bảo ổn định cuộc sống và tập trung duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh chính.

Ví dụ như, với khoản vay 4 tỷ đồng với kỳ hạn vay ngắn khoảng 1 năm thì mỗi tháng nhà đầu tư phải trả lãi ngân hàng khoảng 25 triệu đồng. Trong thời điểm kinh tế ổn định, có thể dùng tiền tích lũy có sẵn, khoản thu nhập khác từ lương, hoạt động kinh doanh để trả khoản lãi này. Ngoài ra nhà đầu tư cũng có thể bán nhanh tài sản chỉ trong vài tháng để trả cả gốc và lãi ngân hàng.

Tuy nhiên trong giai đoạn kinh tế khó khăn, khi đã sử dụng hết số tiền tích lũy có sẵn, người đầu tư bắt đầu bị hụt dòng tiền 25 triệu đồng đóng hàng tháng cho ngân hàng này. Nghiêm trọng hơn, đến thời hạn đáo hạn ngân hàng, nếu bất động sản đầu tư vẫn chưa bán được thì không có 4 tỷ trả ngân hàng.

Hay, với các kỳ hạn vay trung hạn 10 năm và dài hạn trên 15 năm, số tiền phải trả gốc cộng lãi khoảng 40-50 triệu đồng/tháng. Tình hình kinh tế khó khăn làm thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh và lương bị sụt giảm, trong khi tài sản mãi vẫn không thể bán được, dẫn đến việc không có tiền trả ngân hàng hàng tháng, hồ sơ bị xếp vào nhóm nợ xấu, lâu dần sẽ bị ngân hàng xử lý nợ. Hoặc nếu phải bán nhanh để trả nợ ngân hàng thì tài sản cũng đã phải giảm giá rất nhiều.

 

Minh Khôi